Tuesday, April 26, 2016

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa thông thường là do các mẹ cho bé bú không đúng cách, các mẹ chưa nắm được những kiến thức cần thiết nhất trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, cho bé bú đúng tư thế và lưu ý đến những điểm nhỏ nhặt nhất như từ bình sữa, từ tư thế nằm cho đến cách cho bé bú,...

Hiện tượng sặc sữa, nôn trớ sinh lý là hiện tượng rất bình thường đối với các bé sơ sinh trong những tháng đầu đời, nhất là đối với những trẻ sơ sinh phải bú bình sớm do mẹ bị thiếu sữa hay mất sữa, tuy là hiện tượng bình thường nhưng nó có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe sinh mạng của bé nếu mẹ không để ý và xử trí kịp thời làm lưu thông đường thở của bé đang bị tắc nghẽn do sữa. 

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa phải làm thế nào? Hướng xử lý ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!.

Những nguyên nhân khiến bé bị sặc sữa

- Đối với các trẻ bé bình thì nguyên nhân chính là do các mẹ chọn sai núm vú có lỗ ở đầu núm vú quá to khiến sữa chảy ra nhanh và mạnh, bé không kịp nuốt gây ra sặc và làm nghẽn đường thở.

- Các mẹ hay tạo thói quen cho bé vừa ngủ vừa bú sữa, việc này rất có hại vì đôi khi trong lúc ngủ bé chỉ ngậm núm vú mà không nuốt, chỉ cần thở mạnh là bé có thể hít sữa lên vùng mũi khiến sữa đi vào khí quản, phế quản và gây sặc.

- Bé từ 3-4 tháng tuổi đã bắc đầu tò mò và rất hóng chuyện, nên khi cho bé bú các mẹ đừng nói chuyện hay chọc bé cười vì có thể khiến sữa tràn vào khí quản và gây sặc.

- Để hiểu rõ hơn về các cho trẻ bù bình đúng và hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo thêm tại bài viết sau nhé:
>>> Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị sặc

Làm gì khi bé bị sặc sữa

Khi bé có biểu hiện bị sặc sữa việc đầu tiên các mẹ cần làm là dùng miệng hút nhanh sữa từ mũi và miệng bé để lấy sữa đang bị nghẽn ở đường hô hấp của trẻ. Các mẹ cần hút nhanh và mạnh nhất có thể vì chỉ cần chậm vài tích tắc thôi là sữa sẽ chảy sâu vào trong khí quản gây khó thở cho trẻ khiến trẻ bị tắc thở.

Sau khi hút sữa xong mà vẫn thấy trẻ chưa thở lại được bình thường thì phải kích thích thật mạnh để trẻ khóc, trẻ khóc lên là thở được ngay, đồng thời đưa ngay đến bệnh viên để cấp cứu.

Khi trẻ bị sặc, khó thở và mặt bị tím tái các mẹ nên đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay sau đó dùng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật bé lại và theo dõi biểu hiện của trẻ nếu trẻ khóc và mặt hết tím tái thì chuyển ngay đến bác sĩ để khám vào theo dõi sức khỏe cho bé.

Cách xử lý khi bé bị sặc sữa
Cách xử lý khi bé bị sặc sữa
Sau khi vỗ vào lưng mà bé vẫn còn tím tái thì hãy thử phương pháp sau: dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào phần trên trên xương ức và dưới đường nối 2 bên ngực 5 cái liên tiếp sau đó quan sát biểu hiện của trẻ, nếu trẻ vẫn có khó thở tìm tiếp thục thực hiện lại động tác này 6 lần liên tiếp.


Trẻ sơ sinh rất non yếu vì vậy các mẹ lưu ý trong việc chăm sóc trẻ, cho bé bú, nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để biết các tư thế cho trẻ bú đúng đắn nhất nhé và tuyệt đối lưu ý nên tránh cho trẻ bú khi ngủ và đừng làm bé cười khi bú.

1 comment:

  1. Bạn ơi nếu bạn đang băn khoăn Nước giặt quần áo cho trẻ sơ sinh loại nào tốt ? thì hãy liên hệ ngay với icarevietnam nhé : 0945 87 85 81 (Mr. Hiếu)

    ReplyDelete